Qua đời Từ_Hi_Thái_hậu

Thái hoàng thái hậu một ngày

Phổ Nghi - người được Từ Hi Thái hậu chỉ định kế thừa Quang Tự Đế.

Năm Quang Tự thứ 34 (1908), đầu tháng 10 mùa đông, Quang Tự sinh bệnh. Đúng vào lúc này Từ Hi Thái hậu cũng đã phát bệnh theo, có vẻ chuyển biến nghiêm trọng.

Theo [Thanh cung y án] ghi lại các chuyển biến bệnh trạng trong cung thời Thanh, từ khi phát bệnh ở năm Quang Tự thứ 6, Từ Hi Thái hậu đã luôn chú ý điều phối cơ thể. Từ đó, trải dài đến đầu năm Quang Tự thứ 34, tất thảy đều là bệnh nhỏ nhặt. Tuy nhiên vào tháng 10 năm này, Từ Hi Thái hậu đột ngột phát bệnh, hơn nữa cùng Quang Tự Đế dường như là cùng chứng bệnh. Theo Y án liệt kê, Từ Hi Thái hậu có triệu chứng mệt mỏi toàn thân, ho khan, nhiệt đô cơ thể luôn ở trạng thái lạnh ngắt, ngực lại đau nhói. Căn cứ chuyên gia y học hiện đại tiến hành phân tích, những biểu hiện này của Từ Hi Thái hậu dường như là bệnh viêm phổi, khiến dẫn đến suy hô hấp, bệnh tình cứ thế nặng thêm đến khi bà qua đời.

Đại khái vào thời điểm ấy, dường như đã biết rõ Hoàng đế sẽ qua đời, Từ Hi Thái hậu lập tức quyết định chọn Tự Hoàng đế thay thế. Vì lần này yêu cầu chọn lựa, là để thừa tự Đồng Trị Đế lẫn Quang Tự Đế - người trên lý thuyết vẫn không bị phế, do đó bối tự chữ ["Phổ"] là cần thiết, nhưng vẫn yêu cầu tiên quyết là nhỏ tuổi để tiện giáo dục. Sau khi suy tính (xem bài Ba lần lập Tự của nhà Thanh), Từ Hi Thái hậu mệnh chiếu con trai của Thuần Thân vương Tái PhongPhổ Nghi vào cung, cho đọc sách tại Thượng Thư phòng. Dự bị chỉ định lên ngôi. Ngày 21 tháng 10 (tức ngày 14 tháng 11 dương lịch), giờ Dậu, Quang Tự Đế băng hà, hưởng niên 38 tuổi.

Sang ngày hôm sau, ngày 22 tháng 10 (tức ngày 15 tháng 11 dương lịch), Từ Hi Thái hậu chỉ định Phổ Nghi lên ngôi, cho Thuần Thân vương Tái Phong làm [Nhiếp Chính vương], quản lý tất cả sự vụ. Phổ Nghi lên ngôi, lấy niên hiệu là [Tuyên Thống], lấy danh nghĩa "Thừa tự Đồng Trị Đế cùng Quang Tự Đế", năm ấy 3 tuổi, được Long Dụ Hoàng thái hậu nuôi dưỡng trong cung[43][44]. Do Phổ Nghi lên ngôi đã nhận thừa tự con trai của Từ Hi Thái hậu là Đồng Trị Đế, cho nên bà là bà nội trên danh nghĩa của Tân đế, do vậy được tôn thành Thái hoàng thái hậu[45]. Cùng ngày hôm ấy, vào giờ Mùi (tức khoảng từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều), Từ Hi Thái hoàng thái hậu băng hà tại Nghi Loan điện (儀鸞殿) ở Trung Nam Hải. Chung quy mà tính, Từ Hi Thái hoàng thái hậu hưởng thọ 74 tuổi. Có 27 năm độc bá triều cương.

Chúng ta có thể thấy rõ, Từ Hi Thái hoàng thái hậu qua đời chỉ một ngày sau cái chết đột ngột của Quang Tự Đế, điều này dấy lên rất nhiều đồn đoán vì Quang Tự Đế vốn tráng niên mạnh khỏe, tuy nhiên bị đột ngột tử vong. Đối với một Từ Hi đầy quyền uy và đủ động cơ sâu xa, rất nhiều người tin rằng chính bà đã giết chết Quang Tự Đế bằng thuốc độc. Theo như truyền thuyết nổi tiếng, Quang Tự Đế từng viết trong nhật ký của mình rằng: ["Ta bệnh thật sự nặng, nhưng lòng ta cảm thấy Lão Phật gia nhất định sẽ chết trước ta. Nếu như vậy, ta muốn hạ lệnh chém giết Viên Thế Khải cùng Lý Liên Anh"]. Không ngờ đoạn nhật kí này bị Lý Liên Anh phát giác, đưa cho Từ Hi Thái hậu, bà đọc xong giận dữ mà nói: ["Đừng hòng mà ta chết trước!"]. Do đó vẫn luôn tồn tại nhận định Từ Hi Thái hậu giết Quang Tự Đế.

Từ Hi Thái hoàng thái hậu còn an bài Phổ Nghi còn nhỏ làm Hoàng đế. Trong các đạo chỉ dụ của bà trước khi lâm chung, ý tứ rất rõ tuy giao quyền cho cha ruột Hoàng đế là Thuần Thân vương Tái Phong, nhưng bà vẫn chừa đường cho người cháu Long Dụ Hoàng thái hậu có thể ảnh hưởng lên Hoàng đế bằng việc giao cho Long Dụ công việc giáo dục. Ngoài ra, khi còn đang trong thời gian cầm quyền, Từ Hi Thái hoàng thái hậu đã lo liệu rất nhiều cuộc hôn nhân cho các nữ tử trong gia tộc, tất cả đều kết hồn với nhánh gần của Hoàng thất, ý đồ rằng dòng họ [Diệp Hách Na Lạp thị] luôn có thể sinh ra Hoàng đế của Đại Thanh. Dù có thế nào đi nữa, phải công nhận rằng Từ Hi dường như đã biết chuẩn bị mọi thứ rất chu đáo và hoàn mỹ.

Ngày 4 tháng 11 năm 2008, một cuộc giám định pháp y đã kết luận Quang Tự Đế chết vì bị đầu độc bằng thạch tín. Tờ China Daily dẫn lời một nhà sử học, suy đoán Từ Hi Thái hậu có thể đã biết trước mình không còn sống được bao lâu nữa nên quyết định trừ khử Quang Tự Đế để ngài không thể tiếp tục các biến pháp canh tân. Kênh CNN gần đây cũng công bố nồng độ thạch tín trong di hài của Quang Tự Đế cao gấp 2,000 lần người bình thường.

Truy tôn thụy hiệu

Năm Tuyên Thống nguyên niên (1909), ngày 22 tháng 1 (âm lịch), mùa xuân, triều đình suất chư Vương, Bối lặc, Văn võ đại thần, tôn Đại Hành Thái hoàng thái hậu thụy hiệu, viết Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng hậu (孝欽慈禧耑祐康頤昭豫莊誠壽恭欽獻崇熙配天興聖顯皇后)[46].

Sang ngày 23 tháng 1, hoàn tất lễ dâng thụy. Chiếu cáo thiên hạ. Viết:

Hiếu Khâm Hiển hoàng hậu triều bào

朕维有娀太姒。声诗咏于商周。明德宣仁。史笔徵诸汉宋。莫不导扬骏烈。祗奉鸿称。矧伟业迈乎古今。令闻播乎中外。缅怀德范。同深爱戴之诚。勉尽孝思。爰备追崇之礼。隆名允受。钜典聿彰。钦惟皇祖妣大行太皇太后撰合乾元。道符坤厚。型垂雍肃。普德教于六宫。绩奏隆平。播恩膏于四海。启累洽重熙之运。宏光前裕后之模。秉籙绥猷。一二日几康用敕。垂帘训政。五十年宵旰维勤。用君■羊贤则辅弼得人。明符日月。诛元恶则奸回畏法。威震雷霆。既肃朝纲。遂伸天讨。整戎行而雄扬貔虎。边圉肃清。歼丑类而孽埽豺狼。河山巩固。中原砥定。咸庆中兴。寰海交通。益求上理。农桑并课。本计先筹。道艺兼包。人才广育。慎刑章以恤讼狱。严警政以䁹行㥦口𩎟𧵍闾阎。文德覃敷。阙里肃明禋之典。武功丕振。全营储有备之兵。立圜法而财政以修。兴矿务而利源日辟。订商约则法稽列国。五方之贸易偕来。振工业则制补周官。万物之菁华毕献。舟车所达。胥蒙乐利之休。版籍所登。咸沐涵濡之泽。盖统两朝之谟训。实综六合以经营。乃犹以道贵化裁。法宜通变。宸谟独断。示宪政之颁行。血■乣议佥同。期国会之召集。而且推仁恩以绥藩服。讲信义以睦邻封。整饬纪纲以修吏治。敦崇礼教以正人心。者滟见大业之平成。邦基永奠。秉诒谋之深远。世祚孔长。朕自维幼冲。仰蒙覆育。追思美善。弥切推崇。是用博采君■羊言。详稽彝制。昭告天地宗庙社稷先师。于宣统元年正月二十二日。率诸王贝勒文武君■羊臣。谨奉册宝。恭上皇祖妣太皇太后尊谥曰孝钦慈禧端佑康颐昭豫庄诚寿恭钦献崇熙配天兴圣显皇后。既镂文而纪实。宜锡类以颁恩。所有事宜。一岳镇海渎庙宇倾颓者。该地方官奏明修葺。以致诚敬。一内外大小各官。除各以现在品级已得封赠外。著照新衔封赠。一在京满汉文武大小官员。俱各加一级。一在京王公文武官员任内有革职留任及降级罚俸者。咸与开复。又在京官员现在议降议罚者。悉行豁免。一外藩蒙古王公以下台吉以上有罚俸住俸者。咸与开复其现在议罚者。悉行豁免。一满汉孝子顺孙义夫节妇。该管官细加咨访。确具事实奏闻。礼部核定。以凭旌表。一各省道路桥梁闲有损坏者。著地方官查明修理。以利行旅。一各处养济院所有鳏寡孤独。及残疾无告之人。有司留心以时养赡。勿致失所。一现在内外监候质审及干连人等。俱著准其保释。一军流人犯。有本人身故。其妻子情愿回籍者。该管官报明该部。准令各回原籍。于戏。垂万年之显号。庆锡孙曾。翔八表之仁风。泽施臣庶。布告天下。咸使闻知。

.

.

.

Trẫm duy hữu tung thái tự. Thanh thi vịnh vu thương chu. Minh đức tuyên nhân. Sử bút trưng chư hán tống. Mạc bất đạo dương tuấn liệt. Chi phụng hồng xưng. Thẩn vĩ nghiệp mại hồ cổ kim. Lệnh văn bá hồ trung ngoại. Miến hoài đức phạm. Đồng thâm ái đái chi thành. Miễn tẫn hiếu tư. Viên bị truy sùng chi lễ. Long danh duẫn thụ. Cự điển duật chương.

Khâm duy Hoàng tổ tỉ Đại Hành Thái hoàng thái hậu, soạn hợp càn nguyên. Đạo phù khôn hậu, hình thùy ung túc. Phổ đức giáo vu lục cung, tích tấu long bình. Bá ân cao vu tứ hải. Khải luy hiệp trọng hi chi vận. Hoành quang tiền dụ hậu chi mô. Bỉnh lục tuy du. Nhất nhị nhật kỉ khang dụng sắc. Thùy liêm huấn chính. Ngũ thập niên tiêu cán duy cần. Dụng quân ■ dương hiền tắc phụ bật đắc nhân. Minh phù nhật nguyệt. Tru nguyên ác tắc gian hồi úy pháp. Uy chấn lôi đình. Kí túc triều cương. Toại thân thiên thảo. Chỉnh nhung hành nhi hùng dương tì hổ. Biên ngữ túc thanh. Tiêm sửu loại nhi nghiệt tảo sài lang. Hà sơn củng cố. Trung nguyên chỉ định. Hàm khánh trung hưng. Hoàn hải giao thông. Ích cầu thượng lý. Nông tang tịnh khóa. Bổn kế tiên trù. Đạo nghệ kiêm bao. Nhân tài quảng dục. Thận hình chương dĩ tuất tụng ngục. Nghiêm cảnh chính dĩ 䁹 hành 㥦 khẩu 𩎟𧵍 lư diêm. Văn đức đàm phu. Khuyết lí túc minh nhân chi điển. Võ công phi chấn. Toàn doanh trữ hữu bị chi binh. Lập hoàn pháp nhi tài chính dĩ tu. Hưng quáng vụ nhi lợi nguyên nhật tích. Đính thương ước tắc pháp kê liệt quốc. Ngũ phương chi mậu dịch giai lai. Chấn công nghiệp tắc chế bổ chu quan. Vạn vật chi tinh hoa tất hiến. Chu xa sở đạt. Tư mông nhạc lợi chi hưu. Bản tịch sở đăng. Hàm mộc hàm nhu chi trạch. Cái thống lưỡng triều chi mô huấn. Thật tổng lục hợp dĩ kinh doanh. Nãi do dĩ đạo quý hóa tài. Pháp nghi thông biến. Thần mô độc đoạn. Kỳ hiến chính chi ban hành. Huyết ■乣 nghị thiêm đồng. Kỳ quốc hội chi triệu tập. Nhi thả thôi nhân ân dĩ tuy phiên phục. Giảng tín nghĩa dĩ mục lân phong. Chỉnh sức kỷ cương dĩ tu lại trị. Đôn sùng lễ giáo dĩ chính nhân tâm. Giả diễm kiến đại nghiệp chi bình thành. Bang cơ vĩnh điện. Bỉnh di mưu chi thâm viễn. Thế tộ khổng trường. Trẫm tự duy ấu trùng. Ngưỡng mông phúc dục. Truy tư mỹ thiện. Di thiết thôi sùng. Thị dụng bác thải quân ■ dương ngôn. Tường kê di chế.

Chiêu cáo Thiên địa, Tông miếu, Xã tắc tiên sư, vu Tuyên Thống nguyên niên, chính nguyệt nhị thập nhị nhật, suất chư Vương, Bối lặc, Văn võ quân dương thần. Cẩn phụng sách bảo, cung thượng Hoàng tổ tỉ Thái hoàng thái hậu tôn thụy, viết: Hiếu Khâm Từ Hi Đoan Hựu Khang Di Chiêu Dự Trang Thành Thọ Cung Khâm Hiến Sùng Hi Phối Thiên Hưng Thánh Hiển Hoàng hậu.

Kí lũ văn nhi kỷ thật. Nghi tích loại dĩ ban ân. Sở hữu sự nghi. Nhất nhạc trấn hải độc miếu vũ khuynh đồi giả. Cai địa phương quan tấu minh tu tập. Dĩ trí thành kính. Nhất nội ngoại đại tiểu các quan. Trừ các dĩ hiện tại phẩm cấp dĩ đắc phong tặng ngoại. Trứ chiếu tân hàm phong tặng. Nhất tại kinh mãn hán văn võ đại tiểu quan viên. Câu các gia nhất cấp. Nhất tại kinh vương công văn võ quan viên nhậm nội hữu cách chức lưu nhậm cập hàng cấp phạt bổng giả. Hàm dữ khai phục. Hựu tại kinh quan viên hiện tại nghị hàng nghị phạt giả. Tất hành khoát miễn. Nhất ngoại phiên mông cổ vương công dĩ hạ đài cát dĩ thượng hữu phạt bổng trụ bổng giả. Hàm dữ khai phục kỳ hiện tại nghị phạt giả. Tất hành khoát miễn. Nhất mãn hán hiếu tử thuận tôn nghĩa phu tiết phụ. Cai quản quan tế gia tư phóng. Xác cụ sự thật tấu văn. Lễ bộ hạch định. Dĩ bằng tinh biểu. Nhất các tỉnh đạo lộ kiều lương nhàn hữu tổn phôi giả. Trứ địa phương quan tra minh tu lý. Dĩ lợi hành lữ. Nhất các xử dưỡng tế viện sở hữu quan quả cô độc. Cập tàn tật vô cáo chi nhân. Hữu tư lưu tâm dĩ thời dưỡng thiệm. Vật trí thất sở. Nhất hiện tại nội ngoại giam hầu chất thẩm cập càn liên nhân đẳng. Câu trứ chuẩn kỳ bảo thích. Nhất quân lưu nhân phạm. Hữu bổn nhân thân cố. Kỳ thê tử tình nguyện hồi tịch giả. Cai quản quan báo minh cai bộ. Chuẩn lệnh các hồi nguyên tịch. Vu hí. Thùy vạn niên chi hiển hào. Khánh tích tôn tằng. Tường bát biểu chi nhân phong. Trạch thi thần thứ.

Bố cáo thiên hạ. Hàm sử văn tri.

— Chiếu cáo lễ tôn thụy của Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu

Căn cứ Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ phủ, chữ thụy hiệu “Khâm” của Từ Hi Thái hậu có Mãn văn là 「Kobton」, là một từ kết hợp Hán văn, nguyên là 「Kobtolombi」, có nghĩa là “Cung kính”, “Kính cẩn”. Theo nhật ký của Ông Đồng Hòa, thụy hiệu này vốn dĩ do Từ An Hoàng thái hậu chuẩn bị từ trước, bởi vì đại khái Từ An Hoàng thái hậu cùng Từ Hi Hoàng thái hậu đều là nhiếp chính, có hàm nghĩa “Khâm mệnh nghe báo cáo và quyết định sự việc”.

Từ sau khi dâng tôn thụy hiệu, Từ Hi không còn được gọi là [Từ Hi Thái hậu] nữa, mà là [Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu; 孝钦顯皇后].

Năm Tuyên Thống nguyên niên (1909), ngày 4 tháng 10 (âm lịch), Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu được hợp táng cùng với Hiếu Trinh Hiển Hoàng hậu trong Định Đông Lăng (東定陵), thuộc quần thể Thanh Đông lăng cách Bắc Kinh 125 km về phía đông. Ngày 9 tháng 10 (âm lịch) cùng năm, triều thần làm đại lễ thăng phụ thần vị của Hiếu Khâm Hiển Hoàng hậu lên Thái Miếu cùng Phụng Tiên điện.

Lăng mộ

Tháp tưởng niệm bên ngoài lăng mộ của Từ Hi Thái hậu.Bên trong lăng mộ của Từ Hi Thái hậu.

Nguyên tên của tòa lăng mộ này là [Phổ Đà Dục Định Đông Lăng; 菩陀峪定東陵] - lấy từ tên của Phổ Đà sơn, một trong Trung Hoa tứ đại Phật giáo danh sơn. Ngoài ra, lăng nằm ở phía đông của Định lăng - nơi yên nghỉ của Hàm Phong hoàng đế, nên cũng gọi [Định Đông lăng] là vì thế.

Từ Hi Thái hậu vốn không hài lòng với lăng mộ ban đầu, đã cho phá bỏ và xây mới hoàn toàn vào năm 1895. Các cột, kèo, xà và các điện phụ trong khu lăng mộ của bà cũng như các cửa sổ đều được làm bằng gỗ quý. Trên các cột, kèo, xà không dùng loại tranh màu và sơn dầu bình thường mà dùng phấn bột vàng thật vẽ trực tiếp lên đó những bức tranh có rồng, phượng, mây, và những chữ thọ. Các bức tranh màu, trong và ngoài ba ngôi điện, vẽ hơn 2400 con rồng vàng được giữ gìn khá nguyên vẹn nên đến nay vẫn lấp lánh ánh vàng. Trên mặt tường của ba ngôi điện, các tác phẩm điêu khắc to nhỏ, toàn bộ là dùng gạch đắp nên hình năm con dơi đội chữ thọ và chữ thập ngoặc nối liền nhau không dứt. Loại hoa văn nối nhau liên tiếp không dứt này tượng trưng cho sự sống dài lâu, hạnh phúc và may mắn. Những bản điêu khắc đó đều sơn son thiếp vàng tương phản với những hình vẽ óng ánh màu vàng trên các thanh xà, ánh lên những gam màu làm người xem phải lóa mắt.

Chiếc "Điền tử đầu" khảm châu báu có thể đã được Từ Hi Thái hậu đội.

Nội thất điện trang hoàng lộng lẫy như vậy vẫn chưa đủ. Ngoài lan can người ta còn chạm trổ rồng, phượng và hai mặt của 69 tấm chắn lan can được vẽ 138 bức tranh phượng bay, rồng đuổi. Các đầu cột lan can cũng chạm trổ rồng, phượng; cứ một rồng, một phượng nối tiếp nhau. Nhưng ở đây trên đầu 74 cây cột đều khắc phượng hoàng trong mây, còn thân cột vẽ rồng bay khỏi nước. Loại tranh khắc trên phượng dưới rồng ở đây chưa thấy nơi nào có.

Tháng 7 năm 1928, lăng mộ của Từ Hi Thái hậu bị khai quật bởi quân đoàn của Tôn Điện Anh - một tướng của Quốc Dân đảng. Những kẻ xâm nhập đã lấy đi các vật dụng trang trí có giá trị, cũng như dùng pháo binh mở đường vào nơi chôn cất quan tài, vứt xác của Từ Hi Thái hậu (được kể là vẫn còn nguyên vẹn) xuống nền nhà, và vơ vét tất cả đồ tùy táng. Trong số đó nổi tiếng nhất là viên minh châu lớn đặt trong miệng của Từ Hi Thái hậu để bảo quản xác chết không bị hư hoại. Có thuyết cho rằng, viên minh châu đã được tặng cho Tống Mỹ Linh, phu nhân của Quốc trưởng Quốc Dân đảng Tưởng Giới Thạch, và được bà sử dụng để trang trí cho đôi giày dạ tiệc của mình, tuy nhiên việc này chưa được kiểm chứng. Sau năm 1949, quần thể lăng mộ của Từ Hi Thái hậu được khôi phục và bảo tồn bởi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và cho tới nay vẫn là một trong những lăng mộ Hoàng gia ấn tượng nhất ở Trung Quốc.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Từ_Hi_Thái_hậu http://www.historychannel.com.au/classroom/day-in-... http://db.cssn.cn/sjxz/xsjdk/zgjd/sb/jsbml/qsltzcs... http://db.cssn.cn/sjxz/xsjdk/zgjd/sb/jsbml/qslxfcs... http://www.56.com/u11/v_MjYwNjk3NjI.html http://www.aisixiang.com/data/61667.html http://zhidao.baidu.com/question/6163075.html http://www.britannica.com/biography/Cixi http://www.economist.com/node/21531524 http://www.scaruffi.com/politics/dictat.html http://www.thedailybeast.com/witw/articles/2013/10...